Archive for the ‘Kế hoạch maketing’ Category

23 giờ cho một kế hoạch marketing – phần 2

Trong phần 1 chúng tôi đã đưa ra cho các bạn thời gian biểu để chuẩn bị cho một kế hoạch marketing từ giờ thứ 1 đến giờ thứ 9.5. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra thời gian biểu từ giờ thứ 9.5 đến giờ thứ 23. Chúc các bạn có một chiến lược marketing khoa học và hợp lý.

23 giờ cho một chiến lược marketing - p2

Giờ thứ 9.5-18: Lên kế hoạch hành động

Đây là “trái tim” của kế hoạch tiếp thị mà bạn đang cố gắng xây dựng. Đối với từng mục tiêu, bạn cần tạo ra một chiến thuật triển khai, các thông điệp then chốt và một loạt các bước hành động chi tiết giúp bạn hoàn thành mục tiêu.

Khi lên kế hoạch hành động cho mỗi mục tiêu, bạn nên tham khảo ý kiến của các trợ lý, nhà tư vấn … Hãy lựa chọn cách thức truyền tải thông điệp tiếp thị của bạn sao cho hiệu quả nhất. Bạn có thể sử dụng báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, chương trình tiếp thị trực tiếp (bao gồm các thiệp mừng, thư chào hàng, tờ rơi, hồi âm, thư tin tức) và các yếu tố PR (như quảng bá công cộng, các sự kiện, tài trợ, thông cáo báo chí, thăm dò ý kiến)…. Ngoài ra, bạn có thể vừa đạt được các mục tiêu đề ra, vừa cắt giảm đáng kể chi phí, bằng việc cộng tác với các công ty không cạnh tranh với bạn trong những hoạt động khuyến mãi ngay tại cửa hàng hoặc xúc tiến kinh doanh liên công ty. Các cơ hội phát triển kinh doanh trực tuyến giờ đây đang tràn ngập trên mạng Internet, và bạn hãy lưu ý đến việc thiết kế một trang web hay đăng tải các thông tin về sản phẩm hay công ty bạn trên những diễn đàn riêng hay những diễn đàn về kinh doanh nói chung.

Bạn nên trình bày từng chiến lược cụ thể dưới dạng văn bản, đồng thời lên danh sách các thông điệp then chốt cùng các kế sách cần thực hiện ở phần tiếp theo. Ví dụ:

  • Chiến lược: Đưa công ty lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực dịch vụ giám định bất động sản tại địa phương.
  • Thông điệp then chốt: XYZ là một cái tên uy tín và đáng tin cậy trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản.
  • Kế sách thực hiện: Tiếp cận các trường đại học tại địa phương, thông báo về việc tổ chức các khóa học về môi giới nhà cửa. Đăng một câu chuyện đặc biệt trên tờ báo địa phương về 10 điều cần quan tâm khi mua nhà, trong đó lồng ghép thông tin về việc công ty bạn sẽ là một nguồn cung cấp. Lập trang web với bảng câu hỏi điều tra khách hàng về nhu cầu mua nhà. Xây dựng một bản giới thiệu kinh doanh hấp dẫn với tiêu đề “Các bí mật của việc mua nhà” và gửi miễn phí tới bất cứ ai ghé thăm hay gọi điện cho công ty bạn, gửi các bản giới thiệu mang nhiều thông tin hữu ích tới các hãng kinh doanh bất động sản và nhân viên môi giới nhà đất…

Trong mỗi bước đi mà bạn đã lên kế hoạch, bạn hãy luôn tự hỏi bản thân: “Tại sao mình nên làm việc này?”. Bạn đừng để rơi vào cái bẫy của những chiến dịch xúc tiến kinh doanh rầm rộ chỉ vì trông chúng có vẻ hấp dẫn. Nếu khả năng tài chính của bạn có hạn, thì những chiến dịch tiếp thị nhỏ với các chương trình tiếp xúc khách hàng thường xuyên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ví dụ, mục tiêu của một công ty dịch vụ kế toán nhỏ là quảng bá tên tuổi trên các tờ báo địa phương. Chủ công ty đã dành một số tiền để quyên góp cho quỹ từ thiện tại địa phương nhân dịp năm mới, dù khoản tiền đó chiếm một phần lớn ngân sách dành cho hoạt động tiếp thị trong năm của công ty. Thông thường, những hành động Mạnh Thường Quân như vậy được đánh giá rất cao và tên công ty đó sẽ xuất hiện trang trọng trong một câu chuyện trên báo chí. Nếu mục tiêu của công ty là tạo dựng hình ảnh nhân ái, thì việc quyên góp với mục đích từ thiện như trên sẽ là một hành động hiệu quả. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu ở đây lại là quảng bá danh tiếng, nên tiền bạc cần được dành nhiều hơn cho các chương trình tiếp thị đa dạng tới các thành phần xã hội khác nhau.

Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng hoạt động xúc tiến kinh doanh của bạn sẽ tạo ra một hình ảnh công ty phù hợp. Nếu khách hàng tiềm năng của bạn là những người bảo thủ, đừng cố tạo ra các chiến dịch xúc tiến có tính chất “tấn công” với hy vọng làm thay đổi quan điểm của họ. Nếu bạn cần xây dựng một hình ảnh công ty sắc sảo và góc cạnh, hãy áp dụng những chiến thuật thông minh và nhạy bén.

Giờ thứ 18-21: Dự thảo ngân sách cho kế hoạch

Các chi phí cho hoạt động tiếp thị nên được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt trong thời gian kinh doanh sa sút. Bạn sẽ thu hút khách hàng mới như thế nào trong suốt thời kỳ suy thoái, nếu bạn không đầu tư tiền bạc cho các kế hoạch tiếp thị để mọi người biết đến công ty bạn nhiều hơn?

Hãy tính toán chi ly về số tiền mà bạn sẽ dành cho các hoạt động tiếp thị sắp tới. Trong khi bạn quyết định sẽ không phô trương quá mức, bạn vẫn phải dành một khoản đầu tư thích hợp để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nếu bạn không có đủ tiền bạc để cùng lúc thu hút sự chú ý của tất cả các khách hàng tiềm năng, bạn hãy tiếp cận với từng nhóm nhỏ theo thứ tự ưu tiên.

Bạn hãy ghi thành từng khoản mục tất cả mọi chi phí ước tính và chi phí thực tế của mỗi kế hoạch trong toàn bộ chương trình, sau đó bạn hãy dựa theo sự biến động của tình hình mà điều chỉnh các khoản chi.

Giờ thứ 21-23: Lên lịch trình thời gian cho kế hoạch của bạn

Sau khi đã nắm vững các bước đi cụ thể đối với từng hoạt động tiếp thị, bạn hãy lên lịch trình thời gian chi tiết bao gồm thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc cho từng hoạt động riêng biệt. Một lần nữa, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không “vung tay quá trán” trong vấn đề tài chính, nếu bạn không muốn bị “cháy túi”. Để bắt đầu, bạn hãy triển khai những công việc nhỏ nhưng đem lại hiệu quả chắc chắn.

Giờ thứ 23 và sau đó: Hãy bắt tay vào việc!

Những gì bạn đang có trong tay lúc này là các mục tiêu, bước đi, lịch trình công việc cho một chiến dịch tiếp thị hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh của công ty bạn nhất, bởi vì bạn đã soạn thảo một tài liệu có thể giúp bạn tiếp cận thành công các phân đoạn khách hàng tiềm năng dựa trên quan điểm chuyên môn và năng lực kinh doanh.

Đừng đặt bản kế hoạch tiếp thị vào ngăn kéo bàn làm việc để rồi lãng quên đi. Bản kế hoạch này phải là một tài liệu “sống” – nó cần được thường xuyên xem xét và điều chỉnh để phát triển và thay đổi cùng với thời gian. Do hoạt động kinh doanh của bạn sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ những chiến lược tiếp thị ban đầu này, nên bạn có thể mong muốn mở rộng phạm vi các chương trình tiếp thị. Nếu bạn nhận ra có một điều gì đó không hiệu quả, hãy mạnh dạn và nhanh chóng loại bỏ hoặc thay đổi nó. Tính nhất quán và liên tục được thể hiện một cách sáng tạo sẽ đem lại cho bạn công thức thành công trong hoạt động tiếp thị.

Đồng hồ đếm ngược đã khởi động và bạn hãy bắt tay vào việc đi thôi.

Nguồn Brandhoo

 

23 giờ cho một kế hoạch marketing – phần 1

Chiến lược Marketing – Bạn nghĩ mình có thể làm được việc gì trong vòng 23 giờ? Chắc chắn là khá nhiều. Tuy nhiên, bạn không bao giờ tưởng tượng ra rằng, trong số những việc mình có thể hoàn thành trong khoảng thời gian đó lại bao gồm cả một kế hoạch tiếp thị hiệu quả, khoa học, hợp lý.

23 giờ cho một chiến lược marketing - 1

Vậy bạn hãy tham khảo “thời gian biểu” chi tiết được đưa ra dưới đây và thử áp dụng vào thực tế của công ty mình khi chuẩn bị soạn thảo chiến lược tiếp thị sắp tới.

Giờ thứ 1: Đánh giá tổng quan tình hình

Trước khi thiết kế “chiếc khung” cho kế hoạch tiếp thị của bạn, bạn cần xác định chỗ đứng của mình trên thị trường (thị phần mà bạn kiểm soát, vị trí của bạn trong cuộc cạnh tranh…) Bạn hãy hỏi một số người có uy tín đối với bạn và hãy lắng nghe ý kiến của họ. Hãy cố gắng khách quan và viết ra 4 – 5 đoạn văn để tổng kết về hoạt động kinh doanh của bạn (kể cả các quan niệm, triết lý kinh doanh mà bạn tâm đắc, điểm mạnh và điểm yếu mà bạn đang có…). Việc văn bản hóa mọi chi tiết như vậy sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng hơn.

Giờ thứ 2-3: Đặt ra các mục tiêu cần hướng tới

Sau khi biết được mình đang đứng ở đâu, bạn có thể quyết định mình muốn đi đến đâu. Hãy tự hỏi bạn thân xem bạn đang cố gắng đạt được điều gì thông qua kế hoạch tiếp thị này: gia tăng doanh số bán hàng hay xây dựng một nhận thức nào đó về công ty bạn, hoặc nhiệm vụ bạn đặt ra là quảng bá danh tiếng công ty? Trên cơ sở đó, bạn sẽ soạn thảo một kế hoạch tiếp thị phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu cụ thể.

Hãy hình dung về từng mục tiêu kinh doanh của bạn. Mặc dù lạc quan là nét tính cách cần thiết đối với một doanh nhân, nhưng bạn vẫn phải giữ cái nhìn khách quan trước mọi việc. Bạn nên nhớ rằng ngay cả một kế hoạch tiếp thị hoàn hảo nhất cũng không đặt ra mục tiêu gia tăng 80% doanh số bán hàng trong vòng một năm tiếp theo, chỉ trừ một số hoàn cảnh đặc biệt (như giới thiệu một sản phẩm mới với nhiều ưu điểm nổi bật, hay sự biến mất đột ngột của đối thủ cạnh tranh nào đó…). Việc bạn có nhiều mục tiêu là điều tốt, nhưng bạn cần chú ý sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng và mức độ cấp thiết, như vậy bạn mới có thể xây dựng được kế hoạch thực hiện khả thi nhất.

Giờ thứ 3-4: Tiến tới mục tiêu

Đâu là nhóm khách hàng mục tiêu của bạn? Nếu bạn nói là “tất cả mọi người”, thì bạn cần suy nghĩ lại về câu trả lời đó. Ngay cả những công ty lớn nhất cũng không mù quáng hướng tới tất cả mọi đối tượng tiêu dùng trên thị trường. Thay vào đó, họ chỉ nhắm tới một khu vực khách hàng nhất định với các đặc tính riêng, từ đó xây dựng chiến thuật (gồm các thông điệp và phương tiện) để tiếp cận nhóm khách hàng này.

Hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Nếu bạn đang tiếp cận nhóm khách hàng là công ty, bạn hãy miêu tả rõ loại hình kinh doanh, mức doanh thu, địa điểm và các đặc tính quan trọng khác liên quan đến các công ty đó. Nếu người tiêu dùng là các khách hàng mục tiêu của bạn, hãy thu thập các dữ liệu về tuổi tác, giới tính, mức thu nhập trung bình, tình trạng hôn nhân … của họ. Tất cả những thông tin này càng cụ thể càng tốt. Bạn có thể sẽ có vài phân lớp khách hàng mục tiêu, nhưng hãy sẽ xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.

Giờ thứ 4-9.5: Nghiên cứu kế hoạch của bạn

Bạn đã biết mình đang ở đâu và mong muốn đi đến đâu, giờ đã đến lúc bắt đầu cuộc chơi có tên “thám tử tư” để tìm ra lộ trình hợp lý nhất có thể đưa bạn đến đích. Lời khuyên ở đây là hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các mục tiêu đã đề ra.

Thông tin về khách hàng tiềm năng luôn có sẵn từ nhiều nguồn khác nhau và đa phần là các thông tin bạn có thể truy cập miễn phí. Hãy dành đôi chút thời gian để tìm hiểu về yếu tố nhân khẩu học (các đặc điểm tự nhiên của khách hàng tiềm năng) và tâm lý học (các yếu tố tâm lý của khách hàng tiềm năng). Những đặc điểm nhân khẩu học có thể là tuổi tác, khu vực địa lý, mức thu nhập bình quân, tình trạng hôn nhân…, còn các đặc điểm tâm lý học sẽ là xu hướng, thói quen mua sắm, các phân đoạn thị trường, sở thích cá nhân….

Các hiệp hội thương mại và báo chí kinh doanh luôn là những địa chỉ tuyệt vời để bắt đầu công việc nghiên cứu của bạn, đặc biệt nếu bạn mong muốn tiếp cận khách hàng là công ty. Hãy tham khảo tài liệu của các tổ chức, hiệp hội thương mại khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh của bạn để có thêm thông tin về khách hàng. Còn nếu khách hàng tiềm năng của bạn là người tiêu dùng trong khu vực, bạn hãy ghé thăm Uỷ ban phát triển kinh tế địa phương. Các cơ quan này thường cung cấp những trợ giúp nhất định cho hoạt động nghiên cứu thị trường của bạn và thông thường mỗi cơ quan đều có một website riêng.

Khi đã có trong tay các thông tin về khách hàng tiềm năng, bạn hãy lập một bộ hồ sơ chi tiết về các phân đoạn thị trường của bạn. Bạn nên đưa vào đó tất cả các thông tin nhân khẩu học và tâm lý học mà bạn có thể. Ví dụ, nếu bạn đang bán một sản phẩm nào đó tới các dân cư tại khu đô thị mới, bạn hãy xác định xem có bao nhiêu phần trăm người dân tại địa phương đang sở hữu nhà tại đây. Mức thu nhập trung bình của một hộ gia đình là bao nhiêu? Phần lớn các gia đình có con nhỏ không? Với những thông tin cụ thể, bản kế hoạch tiếp thị của bạn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Nguồn Brandhoo

4 sắc màu tạo nên 1 kế hoạch marketing

Cho phép tôi giới thiệu với bạn thuật ngữ The Four Color Conjecture, đó là khái niệm toán học cơ bản đầu tiên được chứng minh bằng máy tính – sự đổi hướng xoay chiều của định lý Four Color do các nhà toán học Appel và Haken đưa ra vào những năm 70.

Từ Wikipedia ta biết rằng: “Định lý The Four Color chỉ rõ rằng trên bất kì mặt phẳng nào phân cách thành các vùng – ví dụ như bản đồ chính trị của các nước theo lãnh thổ – thì các vùng chỉ được nhận biết qua 4 màu mà thôi và theo quy tắc thì không có hai vùng nào kề nhau lại có cùng màu sắc cả.”

Để tạo ra một dự án quảng cáo hoàn chỉnh, chúng ta chỉ cần dùng bốn sắc màu đó thôi. Những sắc màu đó được sáng tạo thông qua bản phân tích mà chúng ta thực hiện:

1. Bản phân tích khách hàng

2. Bản phân tích đối thủ cạnh tranh

3. Bản phân tích toàn bộ sản phẩm

4. Bản phân tích sức mạnh

Bây giờ tôi sẽ bàn đến điều này bởi vì trong những ngày này tôi đang làm việc với một loạt các khuôn mẫu dự án quảng cáo cho người thân ngay tại MarketingProfs. Và với tất cả những khuôn mẫu đó giá trị căn bản nằm ở trên phương thức tiến hành của một cấu trúc đường bệ để làm cho suy nghĩ trở nên dễ dàng thuận lợi hơn, giảm bớt sự đầu cơ của một vài tổ chức.

Cũng có một cấu trúc mà tôi sử dụng để chuẩn bị cho dự án đang làm là: nghiên cứu, phân tích và giả định rằng chúng tôi sẽ vượt qua trước khi chúng tôi nghĩ là mình có đủ kiến thức để tạo nên những quyết định hay ho. Và cấu trúc đó tập trung vào Định lý the Four Color.

Khách hàng

4 sắc màu tạo nên một kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu khách hàng là để tìm hiểu suy nghĩ và thái độ của họ chứ không phải tìm ra sở thích của họ. Nếu bạn muốn khám phá ra cái mà thị trường đang cần đơn giản là bạn chỉ việc hỏi nó. Xét cho cùng nếu tất cả những gì nó mang lại là những làn gió từ Conjoint Cannon băng qua mái vòm của một cái chợ để giành chiến thắng trên thị trường, chúng ta sẽ phải tạo ra một nguồn cung cấp vô hạn của rải phân cách “First Place”

Đó là thái độ để mở cánh cửa để dự đoán trước thị trường: thái độ đó cho phép bạn đoán ra được cái mà khách hàng cần cho ngày hôm nay và cái mà họ sẽ cần cho ngày mai.

Tôi muốn biết được cái họ đang làm, đã làm trước đó và sẽ làm sau này để đưa họ đến với cánh cửa của tôi. Tôi muốn biết cái người ta làm ngày hôm nay để làm sáng tỏ vấn đề mà tôi muốn giải quyết cho họ. Tôi muốn biết cái người ta làm để có được dịch vụ, sự hỗ trợ hay là sự khắc phục. Tôi muốn biết cái gì đó khác mà họ làm trong khi họ giải quyết vấn đề của ngày hôm nay (họ có đang nghe điện thoại không, họ có đang xem ti vi không). Tôi muốn biết điều họ nghĩ khi họ so sánh các sản phẩm với nhau.

Tôi muốn biết người ta làm gì. Nếu tôi có thể xây dựng mặt nghiêng của thái độ loại này, tôi có thể xác định được thông điệp, nơi đặt quảng cáo, khuynh hướng đặc trưng của sản phẩm – tôi có thể làm được rất nhiều.

Sự cạnh tranh

4 màu sắc tạo nên một kế hoạch marketing

Nơi tốt nhất để học hỏi những bài học hay nhất ( cũng như những bài học tồi tệ nhất) là từ các công ty mà đang thực hành điều đó một cách tốt nhất.

Vì vậy đối với chúng tôi việc nghiên cứu sự cạnh tranh chuyển động nhanh qua dòng sản phẩm cũ và giai đoạn tăng lên của giá cả và sự phân chia thị trường là tìm kiếm ở mỗi đối thủ cạnh tranh những bài học sống động. Nếu họ thành công chúng tôi muốn biết họ đã làm được điều đó như thế nào. Nếu họ thất bại chúng tôi cũng muốn cố gắng nhân thức được lỗi lầm mà họ phạm phải.

Chúng tôi muốn biết quá khứ, hiện tại của họ cũng như có thể học hỏi về tương lai của họ.

Chúng tôi bắt đầu với lịch sử của họ. Họ đã công bố cái gì? Chúng tôi có thể tìm thấy gì thông qua những thông tin sáng suốt về lịch sử công việc kinh doanh của họ? Cách đây 5 năm trang web của họ trông như thế nào? Bất cứ thông tin gì, bất cứ nơi đâu chúng tôi có thể tìm thấy nó, chúng tôi cũng muốn biết họ đã phát triển nó như thế nào – cái mà sẽ mang lai cho chúng tôi một cái nhìn rõ ràng về quan điểm chiến lược của họ.

Chúng tôi muốn biết họ đã so sánh một loạt các tiêu chuẩn khách quan một cách xuất sắc như thế nào. Chúng tôi muốn sử dụng cuốn sách “Good to Great” của Jim Collin như một thước đo tiêu chuẩn, nhưng bạn có thể có tiêu chuẩn khác.

Chúng tôi cố gắng và nhận thức, thông qua những điều giống như những ứng dụng hiển nhiên và những hiệp hội nơi mà họ đang lãnh đạo.

Khi một người khách mua sản phẩm của bạn, đó là một trường hợp có thể xảy ra nhất mà nó cũng không phải là một nhu cầu riêng biệt. Tôi gọi đó là “đi vào giải pháp”.

Con người bơm gaz ở chỗ nào sau khi họ tìm ra gaz? Nguyên nhân nào mà người ta quyết định đi vào siêu thị mua hàng? Họ sẽ thực hiện cái gì nhằm nâng cấp hoàn thiện ngôn ngữ?

Để hiểu hết những điều mà khách hàng muốn hướng tới, những điều mà họ sẽ hướng tới sau khi họ trở thành khách hàng và trở thành bản đồ dẫn đường của bạn để tìm hiểu xem bạn đã làm thế nào để phát triển được trên thị trường. Đó là nơi có thể nhận định rõ ràng khi xác định sự phát triển của sản phẩm mới và nó tạo ra cả chiều hướng xem xét cho bản phân tích thái độ của khách hàng.

Sức mạnh

Cuối cùng là những sức mạnh điều khiển bên trong và bên ngoài. May mắn là có những mẫu mã chất lượng tồn tại cho nó mà chúng ta không phải phát minh ra chúng: SWOT, PEST (hay PESTE hay PESTEL hay bất cứ nơi nào phát triển nó) và năm quyền lực của Michael Porter là ông chủ của những cái đó và bạn có thể tìm thấy những thứ khác nữa nếu bạn muốn.

Nhưng tạo ra biểu đồ và bản đồ dựa trên những mô hình đó lại không phải là mục tiêu của bản phân tích – nó không đủ để thể hiện được sẽ có những áp lực điều chỉnh môi trường hoặc là bạn sẽ yếu kém về các dịch vụ.

Điều quan trọng là những hành động gì bạn sẽ mang lại dựa trên cơ sở những sự định giá hoàn toàn chủ quan đó. Cho dù bạn xác định rằng bạn sẽ đối mặt với áp lực PETA bởi vì bạn đã kiểm tra nó trên động vật, hay vì đã có sự chứng thực của PETA thì mục đích của bạn theo kế hoạch là xác định hành động mà bạn sẽ làm dựa trên các thông tin.

Kết luận

Tôi chia sẻ với bạn bảng màu của tôi. Màu sắc của tôi. Đó là cái phương pháp làm việc với khách hàng của tôi. Trong khi bạn có thể muốn sử dụng các sắc màu khác thì mục đích của tôi ở đây là muốn chia sẻ với bạn là làm thế nào để tạo nên một bảng màu sẽ giúp bạn tập trung nghiên cứu của mình, nhận được các kết luận thích đáng và sau đó thì sử dụng tất cả những thông tin đó để tạo ra những dự án hành động sống động và khả thi cho sự cố gắng của bạn

Theo Lantabrand

Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn.

Để thành công, việc đầu tiên trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp là phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường và tính khả thi của ý tưởng đó, đến việc quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày khi bắt tay vào thực hiện các ý tưởng kinh doanh đó.

Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghịêp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh.

Tuy nhiên các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian.

Bài viết này xin đưa ra một vài ý kiến tham khảo về sự cần thiết và các yêu cầu của một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Trước hết, nói về sự cần thiết về việc lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như bản đồ cho bạn đi du lịch một nước nào đó vậy.

Một câu nói thường ngày của các nhà kinh tế và quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp là: “If business fails to plan, it plans to fail” (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, thì doanh nghiệp đã lập kế hoạch cho sự thất bại rồi đó). Câu nói này bao trùm tất cả mọi ý nghĩa của sự cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh.

Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề.

Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì sự tập trung sau khi đã thành công.

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau:

1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas):

Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.

2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals):

Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường:

Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis):

 một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh:

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

6. Lên kế hoạch marketing:

Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) – position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Lập kế hoạch vận hành:

Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người:

Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch tài chính:

Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

10. Kế hoạch thực hiện:

Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

Cuối cùng, khi khởi sự một doanh nghiệp, các doanh nhân thường dành hết thời gian cho công việc. Nhưng còn cuộc sống riêng của mình thì sao? Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân.

Khi bạn kết hợp tất cả các mục tiêu kinh doanh của bạn lại với nhau, bạn cũng nên nghĩ đến việc kết hợp cả cuộc sống cá nhân của bạn vào kế hoạch này, và đó chính là động lực lớn nhất để đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác.

Theo Vietnambranding